Bài báo cùng quyển |
---|
Nghiên cứu sản xuất than sinh học từ rác thải sinh hoạt dễ phân hủy và phế phẩm nông nghiệp
Tóm tắt
Sự phát sinh chất thải rắn sinh hoạt và phế phẩm nông nghiệp tại tỉnh An Giang đang trong tình trạng báo động, bởi do các tác hại của chúng đến môi trường và sức khỏe con người. Mặt khác, với tốc độ gia tăng dân số nhanh tại các đô thị và kèm theo sự gia tăng tiêu thụ về nguồn năng lượng đã làm cho An Giang đang đối mặt với sự thiếu hụt năng lượng. Để giải quyết những vấn đề này, cần phải có biện pháp quản lý chất thải rắn một cách thích hợp và phải hướng về các nguồn năng lượng tái tạo mới. Do đó, trong nghiên cứu này, than sinh học sản xuất từ rác thải hữu cơ dễ phân hủy và phế phẩm nông nghiệp (cụ thể là rơm rạ) không chỉ nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở tỉnh An Giang mà còn có khả năng là nguồn năng lượng tái tạo mới. Hàm lượng chất hữu cơ dễ phân hủy trong chất thải rắn khoảng 67.6% - 78.6%, điều này chứng tỏ nguồn vật liệu này là thích hợp để làm than sinh học. Than sinh học được tạo ra bởi quá trình đun yếm khí vật liệu hữu cơ với nhiệt độ khoảng từ 450 0C - 600 0C trong thời gian 3 giờ. Năng lượng có từ than sinh học là (14.8 MJ/Kg - 16.8 MJ/Kg) thích hợp thành nguồn nhiên liệu mới. Hàm lượng than sinh học thu được với hiệu suất khoảng (28% - 35%). Có thể thấy rằng, rác thải sinh hoạt dễ phân hủy và phụ phẩm nông nghiệp có thể biến đổi thành than sinh học để giải quyết vấn đề quá tải của rác thải trong môi trường và đồng thời góp phần giải quyết vấn đề thiếu hụt năng lượng.
Từ khóa: Biochar, renewable energy, municipal solid waste, feedstock, anaerobic digestion, biodegradable organic waste