Bài báo cùng quyển |
---|
Ảnh hưởng của các phương pháp phá miên trạng đến tỷ lệ nảy mầm trên một số giống lúa và axit gibberellic đến hàm lượng GABA trong gạo mầm ĐS1
Tóm tắt
Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của các phương pháp phá miên trạng đến tỷ lệ nảy mầm của 5 giống lúa phổ biến tại đồng bằng sông Cửu Long (Jasmine 85, IR 50404, OM 5451, OM 6976 và ĐS 1). Kết quả cho thấy việc xử lý miên trạng bằng axit gibberellic (GA3) cho tỷ lệ nảy mầm cao hơn so với xử lý miên trạng bằng HNO3, đồng thời phương pháp hiệu quả tương đương phương pháp sấy là bổ sung GA3 ở nồng độ 60 mg/L trong thời gian ngâm 12h và 24h. Ngoài ra, hiệu quả của GA3 trong sản xuất gạo mầm từ nguyên liệu gạo lứt ĐS 1 cũng được đánh giá. Hàm lượng GABA bị ảnh hưởng bởi các nồng độ của GA3 trong nước ngâm và đạt giá trị cao nhất là 484,2 mg/kg ở nồng độ GA3 60 mg/L.
Từ khóa: phương pháp phá miên trạng, axit gibberellic (GA3), gạo mầm, GABA.